U Minh Hạ vốn ly kỳ qua những thước phim Ðất Phương Nam, hay những câu chuyện hài hước của bác Ba Phi, ông vua nói dóc Nam Bộ… về một vùng đất hoang sơ và đầy thử thách với các bậc tiền nhân khai phá, nhưng cũng hào phóng như câu ca dao “Ở đâu bằng xứ lung tràm/ Chim kêu như hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm”. Bởi vậy mà, một chuyến du lịch rừng U Minh Hạ (Cà Mau) luôn có sức hút đặc biệt với khách thập phương.
Du lịch rừng U Minh hạ Cà Mau
Thực tế, U Minh hạ vốn là vùng đất gần như nghèo nhất Cà Mau. Các dịch vụ du lịch tại đây hầu như chưa có gì. Nếu đi vào mùa mưa thì bạn có thể thuê vỏ (xuồng) đi tham quan rừng đước, khi đó mới thực sự có trải nghiệm du lịch thực thụ. Giá thuê vỏ đi dạo trong rừng U Minh khoảng 150.000/người/giờ. Còn nếu đi nhầm vào mùa khô thi bạn chỉ có thể đi dạo vòng vòng bên ngoài thôi do Ban quản lý sợ du khách lỡ tay làm cháy rừng nên cửa rừng luôn bị đóng từ đầu mùa khô. Nếu muốn chắc chắn, bạn nên gọi điện hỏi trước khi đi nhé. [Link web chính thức của Vườn Quốc gia U Minh Hạ Cà Mau ]
Rừng U Minh cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30 km. Từ Thành phố Cà Mau, bạn đi theo đường Ngô Quyền – Võ Văn Kiệt – sau đó theo biển chỉ dẫn tới rừng U Minh Hạ (giờ có Google map chắc cũng dễ tìm).
Vườn quốc gia U Minh hạ Cà Mau
Với diện tích 8.286ha, vườn Quốc gia U Minh Hạ được chia thành 3 phân khu chính: Phân khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn với diện tích 2.570 ha, phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước diện tích 4.961ha và phân khu dịch vụ hành chính diện tích 755 ha. Bao quanh Vườn Quốc gia U Minh Hạ còn có 25.000 ha rừng đệm. Hệ thống động thực vật ở đây vô cùng phong phú và đa dạng: có gần 250 loài thực vật 250 loài thực vật, 182 loài chim, 20 loài bò sát sát và lưỡng thê, 40 loài thú và nhiều loài côn trùng khác, trong đó có nhiều loài được ghi vào sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế.
Nhờ có môi trường sinh thái ổn định và phù hợp nên các loài chim, cò đều tụ hợp về đây sinh sản, trú ngụ và phát triển với số lượng đông đúc. Đó là những loài như chích cồ, còng cọc, vạc, điên điển, le le, cúm núm, chàng bè, sếu đen… và rất nhiều loài cò như: cò trắng, cò xanh, cò đỏ, cò hương, dơi quạ… trong đó có hàng chục loại chim, thú quý hiếm được ghi vào Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Ngoài ra, rừng U Minh Hạ còn có nguồn lợi thủy sản rất dồi dào trong đó có nhiều loài cá đặc trưng cho khu vực miền Tây như cá lóc, cá bông, cá thác lác, cá trê vàng, sắt bướm…không chỉ có giá trị sinh học mà còn có giá trị kinh tế cao. Vào mùa mưa dưới tán rừng U Minh Hạ ngập nước đây là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài cá nước ngọt như cá lóc, cá rô, cá trê, thác lác… Thời gian gần đây, nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm xuất hiện ở rừng tràm U Minh Hạ, trong đó đáng chú ý nhất là heo rừng – loài động vật quý hiếm nhưng đã bị “mất tích” hàng chục năm qua. Sự xuất hiện trở lại của nhiều loài động vật hoang dã như heo rừng, chồn đèn, chồn cáo cộc, rắn hổ đất, kì đà, cá sấu… cùng với hàng trăm loài động vật hiện hữu càng làm phong phú thêm hệ động thực vật của khu rừng này.
Ngoài các loài động vật hoang dã kể trên, thì ong mật là loài côn trùng cánh màng rất có ích cho cuộc sống con người. Mật ong đã quý, nhưng mật ong được tạo ra bằng hoa tràm của rừng U Minh Hạ thì càng quý hơn. Dự án “Phát huy nghề truyền thống gác kèo ong vùng U Minh Hạ” vừa được triển khai, có 50 hộ dân tham gia; người dân được tập huấn các kỹ thuật gác kèo không ảnh hưởng đến cây rừng, không cháy rừng, ai cũng phấn khởi, vì tới đây không chỉ xây dựng thương hiệu cho mật ong rừng U Minh mà có thể phục vụ khách tham quan du lịch và tăng thu nhập.

Đến Rừng U Minh Hạ du khách sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị bởi những nét hoang sơ nhưng vô cùng độc đáo mà không nơi nào có được. Không gì thú vị bằng khi được lênh đênh trên những chiếc ghe theo những con kênh đi vào sâu trong rừng ngang qua những bụi lau sậy, cùng những rừng tràm bạt ngàn hương thơm lan tỏa khắp. Thi thoảng,du khách lại bắt gặp những những đóa hoa sim rừng là điểm nhấn giữa giữa màu xanh thăm thẳm của rừng tràm. Càng đi sâu vào bên trong du khách mới cảm nhận hết được vẻ hoang sơ của khu rừng đã có bề dày hàng trăm năm tuổi. Khi đến đây du khách sẽ có nhưng trải nghiệm thú vị, du khách có thể thuê một chiếc xuồng và tìm một vị trí thuận lợi trong rừng để câu cá hoặc tự giăng lưới. Cá ở đây có rất nhiều vì vậy chẳng khó khăn gì để du khách có một giỏ đầy cá sau chuyến đi câu, nếu may mắn còn có thể câu được những chú cá lóc cá bông nặng trên dưới 1kg, hoặc có khi lên đến 2,3kg, do cá tự nhiên ở đây rất nhiều và được bảo vệ khá nghiêm ngặt.

Đêm xuống, du khách còn có thể đi soi cá, đổ trúm, bẫy chuột đồng hay giăng lưới chim cùng những người dân trong vùng. Thư giản hơn là ngã lưng trên trên những chiếc võng nghe những người dân đờn ca tài tử hoa cùng trong đó là tiếng gió thổi vi vu qua đồng bừng, thi thoảng là tiếng chim tiếng vượn hú vọng ra từ trong rừng sâu thẳm. Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia cùng người dân vào rừng đặt trúm bắt lươn, đặt lờ bắt cá…, đi hái đọt choại, bồn bồn, sen, súng, đọt cóc kèn… Vào mùa ăn ong từ tháng 12 đến tháng 6, đến tham quan rừng U Minh Hạ bạn sẽ có dịp theo chân những người thợ gác kèo vào rừng lấy mật, vừa là trải nghiệm lý thú vừa được thưởng thức món ong non vừa cắt xuống, chấm thêm tí mật vàng óng dẻo quánh thì ngọt thanh đến thao đầu lưỡi.
Đặc sản ở rừng U Minh Hạ cũng rất phong phú và hấp dẫn. Trong đó, các món như cá rô đồng, cá lóc nướng trui cuốn bánh tráng, lẩu mắm ăn với rau choại, chuột đồng, rắn hổ mang nấu cháo hành đậu xanh… là những món ăn dân dã rất ngon và nổi tiếng ở đây. Ở đây còn có rất nhiều các loại rau rừng sen non, rau súng ma, rau mác, bông lục bình… khiến bạn dù đã no nê vẫn cứ muốn ăn tiếp.
Một số lưu ý khi đi du lịch rừng U Minh Hạ
- Nếu đi vào mùa mưa thì bạn nhớ mặc quần áo dài vì ở đây nhiều muỗi lắm.
- Nên mang theo kem bôi da tránh côn trùng đốt.
- Mang theo nón, mũ, ô để che nắng che mưa.
- Nên gọi điện hỏi trước nếu muốn trải nghiệm cảm giác đi thuyền khám phá rừng cây.
- Về việc ngủ qua đêm ở rừng U Minh Hạ hơi khó khăn do ở đây không có chỗ cắm trại, cũng như chưa có dịch vụ nhà nghỉ nên thường mọi người đến chơi xong rồi về. Nếu thích trải nghiệm ở qua đêm thì có thể ở nhờ kiểm lâm hoặc nhà dân địa phương gần đó.
Sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn.